Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Rong kinh là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng chảy máu kéo dài bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt, đây cũng được coi như biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết sau!

Thế nào là rong kinh?

Thông thường cứ mỗi một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3-5 ngày, phụ nữ sẽ bị mất khoảng 50-80ml máu, khi bị rong kinh, thời gian có kinh sẽ kéo dài hơn 7 ngày và mất hơn 80ml máu. 

Thế nào là rong kinh?

 

Dấu hiệu của rong kinh

Rong kinh sẽ bao gồm các dấu hiệu sau đây:

  • Ra nhiều máu trong thời kỳ kinh nguyệt, liên tục trong 7 ngày và phải thay nhiều băng vệ sinh mỗi giờ và tiếp diễn trong vài giờ liên tiếp không giảm
  • Sử dụng hai hoặc nhiều băng vệ sinh cùng lúc mới thấm hết
  • Phải thay băng vệ sinh thường xuyên trong đêm do lượng kinh nguyệt ra nhiều
  • Ra máu kéo dài hơn 7 ngày
  • Xuất hiện cục máu đông trong máu kinh 
  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi và khó thở, triệu chứng thiếu máu
  • Đau bụng dưới
  • Bị rong kinh
  • Đau bụng dưới khi bị rong kinh

Thế nào là rong kinh?

Nguyên nhân rong kinh

Nguyên nhân phổ biến gây rong kinh bao gồm:

Sự mất cân bằng hormone

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, thì sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone sẽ điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung (vùng nội mạc tử cung) bị bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Nếu bị mất cân bằng nội tiết tố, nội mạc tử cung lúc này sẽ phát triển quá mức và bị bong ra do chảy máu kinh nguyệt nặng. 

Một số yếu tố gây ra mất cân bằng hormone bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), béo phì, kháng insulin và các vấn đề liên quan tuyến giáp. 

Rối loạn chức năng buồng trứng: Nếu như buồng trứng không giải phóng trứng (hay còn gọi là rụng trứng) trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ không sản xuất hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này sẽ còn dẫn đến mất cân bằng hormone và có thể dẫn đến rong kinh. 

U xơ tử cung: Những khối u không ung thư (u lành tính) của tử cung xuất hiện trong độ tuổi sinh sản của chị em phụ nữ. U xơ tử cung biến chứng nặng hơn khi gây ra chảy máu kinh nguyệt bình thường hoặc kéo dài. 

Polyp tử cung: Polyp có kích thước khá nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung có thể gây chảy mong kinh nguyệt nặng và kéo dài nhiều ngày.

Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng này xảy ra khi các tuyến từ nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ tử cung. Lạc nội mạc tử cung gây chảy máu nặng và đau đớn cho người mắc. 

Dụng cụ tử cung (DCTC): Rong kinh là một tác dụng phụ thường gặp của việc bạn sử dụng dụng cụ tử cung không có nội tiết tố để tránh thai.

Biến chứng thai kỳ: Ra máu khi đang mang thai có thể là biểu hiện của sảy thai hoặc nhau thai nằm ở vị trí bất thường. 

Ung thư: Ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung cũng gây chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, đặc biệt khi bạn đã mãn kinh hoặc đã có kết quả xét nghiệm PAP bất thường trước đó. 

Rối loạn chảy máu do di truyền: Một số rối loạn chảy máu – chẳng hạn như bệnh von Willebrand (thiếu yếu tố đông máu) –  gây chảy máu kinh nguyệt một cách bất thường.

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc nội tiết tố như estrogen và progestin, thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc enoxaparin (Lovenox) có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kéo dài nhiều ngày.

Do bệnh lý: bao gồm bệnh gan hoặc thận, có thể liên quan đến rong kinh.

Thế nào là rong kinh?

Các yếu tố rủi ro khác

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, việc phóng trứng ra khỏi buồng trứng sẽ kích thích sản xuất progesterone của cơ thể, hormone nữ lúc này sẽ chịu trách nhiệm cao nhất trong việc giữ chu kỳ đều đặn. Khi không có trứng được giải phóng ra, thì các progesterone không đủ có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng.

Rong kinh ở trẻ vị thành niên thường nguyên nhân là do anovulation (một rối loạn dyshormonal của chu kỳ kinh nguyệt, trong đó một quả trứng trưởng thành không thể rời khỏi buồng trứng). 

Rong kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường là do bệnh lý tử cung, bao gồm u xơ, polyp và lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, còn có nhiều vấn đề khác, như bệnh ung thư tử cung, rối loạn chảy máu, tác dụng phụ của một số thuốc và bệnh gan hoặc thận có thể là yếu tố góp phần.

Biến chứng của rong kinh

Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài nhiều ngày so với chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến các biến chứng khác bao gồm:

Thiếu máu

Rong kinh sẽ gây ra thiếu máu, mất máu bằng cách giảm số lượng hồng cầu lưu thông. Số lượng tế bào hồng cầu lưu thông được đo bằng huyết sắc tố, một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang lượng oxy đến các mô.

Thiếu máu, thiếu sắt xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng bù đắp các tế bào hồng cầu bị mất bằng cách sử dụng chất sắt trong cơ thể để tạo ra nhiều huyết sắc tố, sau đó có thể mang oxy trên các tế bào hồng cầu. 

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm làn da bị nhợt nhạt, yếu và mệt mỏi. Mặc dù chế độ ăn uống cũng đóng vai trò trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt, nhưng vấn đề này rất phức tạp do kinh nguyệt nặng.

Đau dữ dội

Cùng với việc chảy máu kinh nguyệt nặng, bạn có thể bị đau bụng kinh dữ dội. Đôi khi còn bị chuột rút liên quan đến vấn đề rong kinh rất nghiêm trọng và cần đến bệnh viện.

Rong kinh có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm sau: 

Xét nghiệm máu: Nếu như một mẫu máu của bạn có thể được đánh giá thiếu sắt (thiếu máu) và các tình trạng khác, chẳng hạn như bị rối loạn tuyến giáp hoặc bất thường đông máu.

Xét nghiệm Pap: Trong xét nghiệm này, thì các tế bào từ cổ tử cung của bạn sẽ được thu thập và kiểm tra nhiễm trùng, viêm hoặc có thể dẫn đến ung thư.

Sinh thiết nội mạc tử cung: Bác sĩ thực hiện lấy một mẫu mô từ bên trong tử cung để giải phẫu bệnh kiểm tra.

Siêu âm: Sử dụng thiết bị sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tử cung, buồng trứng và xương chậu

Chụp siêu âm: Một dạng chất lỏng được tiêm qua một ống vào tử cung của bạn bằng âm đạo và cổ tử cung. Bác sĩ sau đó sẽ sử dụng siêu âm để tìm kiếm các vấn đề trong niêm mạc tử cung của bạn.

Điều trị rong kinh

Các lựa chọn điều trị tại phòng khám Tâm Bình An trong giai đoạn nặng phụ thuộc vào hai yếu tố: nguyên nhân cơ bản và kế hoạch sinh con.

Chế độ ăn: Mặc dù chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể không đảm bảo việc chấm dứt tình trạng rong kinh nhưng nó có thể bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể phụ nữ không bị suy nhược. Bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt như các loại hạt, rau xanh, trứng và thịt… để phòng chống việc cơ thể thiếu máu. 

Bổ sung sắt cho cơ thể: Để điều trị bệnh thiếu máu hiện có hoặc bạn cũng có thể phòng ngừa, chị em phụ nữ nên bổ sung thêm chất sắt hoặc các chất giúp thúc đẩy cân bằng nội tiết tố và sức khỏe kinh nguyệt như phytoestrogen, estrogen.

Thuốc: Tình trạng rong kinh nặng và kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc để giảm mất máu như axit tranexamic để giúp bạn giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen (cũng để giảm lưu lượng); hoặc để cân bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai, thuốc progesterone hoặc các dụng cụ tử cung (DCTC).

Phẫu thuật: Nếu bị rong kinh do u xơ hoặc polyp có thể bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật như giãn và nạo (D&C), thuyên tắc động mạch tử cung và cắt bỏ nội mạc tử cung…

Theo dõi fanpage của phòng khám đa khoa Tâm Bình An để biết thêm thông tin bổ ích khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *