Trẻ nhỏ ở độ tuổi chưa đủ ngôn ngữ để biểu đạt các mong muốn, nhu cầu cá nhân, việc theo dõi và chăm sóc trẻ 24h sau khi tiêm chủng ở trẻ , hay còn gọi là theo dõi và phát hiện các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ rất quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn & đạt hiệu quả phòng bệnh cao.Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết sau!
Sau tiêm chủng ở trẻ có thể xảy ra phản ứng:
Tiêm chủng mặc dù không thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật hoàn toàn nhưng được coi là phương pháp tốt nhất giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, giảm được tỷ lệ tử vong do bệnh tật. Những phản ứng sau tiêm chủng bao gồm:
- Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi sử dụng vắc-xin, bao gồm các triệu chứng tại chỗ như:
- Mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm
- Triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C
- Một số triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn).
- Phản ứng nặng sau tiêm chủng, có thể bao gồm
- Sốc phản vệ (rất hiếm gặp)
- Co giật, khóc thét, quấy khóc dai dẳng, li bì, hôn mê
- Thở khò khè, khó thở, tím tái
- Đau quặn bụng, tiểu và đại tiện không tự chủ
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, gây nôn mửa
- Mạch nhanh nhỏ và khó bắt.
Những lưu ý sau khi tiêm phòng vắc-xin
2.1. Theo dõi 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng
- Nhân viên y tế tại PKĐK TÂM BÌNH AN sẽ kiểm tra các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng
- Nhân viên y tế còn kiểm tra nhiệt độ cơ thể và vết tiêm trước khi cho khách hàng ra về.
2.2. Chăm sóc tại nhà
Cần tiếp tục trẻ theo dõi tại nhà ít nhất trong vòng 24h sau tiêm chủng ở trẻ về các dấu hiệu: Tinh thần có tỉnh táo không, ăn, ngủ, thở, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm…
Gia đình cần chú ý
- Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng như bình thường, đúng tư thế; không cho ăn nằm
- Kiểm tra một cách thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm
- Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
- Nếu trẻ sốt: Cặp nhiệt độ, chườm mát, dùng thêm thuốc hạ sốt theo đơn
- Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm (lá cây, chanh, khoai tây…)
Tất cả các trường hợp tiêm vắc-xin, cần đưa trẻ KHÁM LẠI NGAY khi:
- Trẻ co giật, khóc thét, trẻ quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú
- Khó thở, tím tái, nổi mề đay toàn thân, chân tay lạnh, bị nổi vân tím
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C, dùng hạ sốt không hạ
- Sốt trên 3 ngày
- Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước > 2cm
Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sốt:
- Sốt < 38.5 độ C: Chườm mát cho trẻ bằng nước dưới vòi hoặc dùng miếng hạ sốt dán trán
- Sốt > 38.5 độ C: Dùng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ kê.
Tại PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TÂM BÌNH AN, trẻ được theo dõi phản ứng sau tiêm chủng như thế nào?
Tại PKĐK TÂM BÌNH AN, sau khi tiêm vắc-xin, người bệnh sẽ được theo dõi và hướng dẫn phản ứng sau tiêm chủng một cách bài bản
Chúng tôi ưu tiên sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.
Trước khi tiêm phòng, tất cả các trẻ được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc-xin phòng bệnh tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin.
Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi tại đây giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
100% trẻ sẽ khi tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện để cấp cứu kịp thời; đội ngũ bác sĩ – điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng như phác đồ khi có sự cố xảy ra.
Phòng tiêm chủng được thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng cho bé.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY của PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TÂM BÌNH AN