Thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng đang có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh lý thiếu máu cơ tim còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời. Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây!
Bệnh thiếu máu cơ tim
Các động mạch vành có thêm hình dạng mạng lưới được tạo thành từ mạch máu ở phía trên bề mặt của tim và có vai trò cung cấp cho tim máu và tiếp thêm oxy cho tim. Bên cạnh đó, bệnh thiếu máu cơ tim chính là bệnh lý xảy ra khi các động mạch tim ngày càng thu hẹp, khiến cho máu và oxy đến tim khó khăn.
Hơn nữa bệnh này còn có những tên gọi khác như: thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh tim mạch vành và CHD.
Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Mặc dù bệnh này rất phổ biến nhưng bệnh thiếu máu cơ tim lại vô cùng nguy hiểm. Về lâu về dài, bệnh này còn có thể gây ra những biến chứng về tim khác, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và các bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ). Đây đều là những biến chứng trầm trọng như:
Nhồi máu cơ tim: Theo như các báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim chiếm tới 73%. Trên thế giới mỗi năm có tới 7 triệu người tử vong vì bệnh nhồi máu cơ tim.
Tai biến mạch máu não: Theo như ước tính của Hội đột quỵ Việt Nam, mỗi năm Việt Nam cũng đã có khoảng 200.000 người bị đột quỵ
Các triệu chứng thiếu máu cơ tim thường gặp
Cảm thấy như có áp lực lên vùng ngực khi hoạt động thể chất.
- Thường xuyên bị đổ mồ hôi lạnh
- Choáng và chóng mặt
- Buồn nôn
- Đau buốt cổ họng
- Khó thở, nhất là khi hoạt động
- Rối loạn giấc ngủ
- Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi
Khi bệnh chuyển thành mãn tính sẽ kèm thêm một số triệu chứng khác như:
- Đau thắt vùng ngực
- Lo lắng và hồi hộp
- Mệt mỏi
- Đau cổ họng
Lưu ý: Các triệu chứng này có thể sẽ xuất hiện riêng lẻ hoặc tới cùng lúc, mức độ cũng sẽ khác nhau tùy vào mỗi người. Một khi bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc nghi ngờ bản thân có thể bị nhồi máu cơ tim, bạn cũng nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chính xác.
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu cơ tim
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim, cụ thể:
Lối sống thiếu lành mạnh: Hút quá nhiều thuốc, lối sống ít vận động, hay ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ…
Mắc các bệnh mãn tính: Huyết áp cao, bị cholesterol cao, tiểu đường….
Tuổi tác: Sự lão hóa của động mạch vành sẽ khiến việc lưu thông máu và oxy đến tim kém đi.
Giới tính: Đàn ông thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ cho phụ nữ sẽ tăng lên sau khi mãn kinh.
Gia đình có tiền sử mắc bệnh: Theo các chuyên gia, nếu như bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sẽ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cao hơn, đặc biệt là nếu như người thân bạn bị bệnh tim phát triển sớm khi còn nhỏ. Nguy cơ của bạn là cao nhất nếu như cha hoặc anh trai của bạn được chẩn đoán mắc bệnh tim trước 55 tuổi hoặc nếu như mẹ hoặc em gái của bạn phát triển nó trước 65 tuổi.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu thêm bao gồm:
Chứng ngưng thở lúc ngủ: Rối loạn này sẽ khiến cho bạn liên tục dừng lại và bắt đầu thở khi đang ngủ. Điều này còn làm giảm đi nồng độ oxy trong máu đột ngột, từ đó làm tăng huyết áp và làm căng hệ thống tim mạch, cuối cùng sẽ dẫn đến bệnh động mạch vành.
Protein phản ứng C nhạy cảm cao: Protein phản ứng C nhạy cảm cao (hs-CRP) là một trong nhiều loại protein bình thường xuất hiện với số lượng cao hơn khi có viêm ở đâu đó trong cơ thể bạn. Nồng độ hs-CRP cao là yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
Triglyceride cao: Triglyceride là một loại chất béo (lipid) có trong máu. Mức độ Triglyceride cao có thể làm tăng nguy thêm cơ mắc bệnh động mạch vành, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Homocystein cao: Homocysteine là một axit amin cơ thể sử dụng để tạo protein và xây dựng và duy trì mô. Nồng độ homocysteine cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
Tiền sản giật: Tình trạng này có thể phát triển ở thai phụ gây ra huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu cao hơn bình thường. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn sau này trong cuộc sống.
Nghiện rượu: Sử dụng rượu bia nhiều có thể dẫn đến tổn thương cơ tim và làm ảnh hưởng xấu đi các yếu tố nguy cơ khác của bệnh thiếu máu cơ tim.
Bệnh tự miễn: Các tình trạng như bị viêm khớp dạng thấp và lupus (và các tình trạng viêm khớp dạng thấp khác) có nguy cơ dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim rất cao.
Qua bài viết này, nếu bạn hay gia đình có dấu hiệu bệnh hãy liên hệ với phòng khám Tâm Bình An để được lên lịch tư vấn và khám chữa bệnh kịp thời.
Xem Thêm: Khám Sức Khỏe Bệnh Nghề Nghiệp Tại Nhơn Trạch