Hiện nay trên thế giới và nhất là ở Việt Nam thì bệnh ung thư có tỷ lệ ngày càng tăng, còn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau các bệnh lý tim mạch. Các xét nghiệm khám sàng lọc bệnh ung thư sẽ giúp chúng ta mau chóng phát hiện chẩn đoán ung thư trước khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của bệnh. Việc khám sàng lọc unh thư thường xuyên có thể giúp phát hiện sớm một số loại ung thư khi khối u còn nhỏ, chưa có dấu hiệu xâm lấn di căn và do đó có thể dễ dàng điều trị khỏi. Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây!
Khám Sàng Lọc Bệnh Ung Thư Gồm Các Loại Ung Thư Phổ Biến Nào?
1. Sàng lọc ung thư vú
– Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất, còn là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở nữ giới.
– Phụ nữ trên 40 tuổi có sức khỏe tốt cũng nên đi chụp X-quang tuyến vú (mammography) mỗi năm một lần.
– Phụ nữ từ 20 – 40 tuổi nên đi thăm khám vú định kỳ 3 năm một lần tại cơ sở y tế chuyên khoa. Phụ nữ trên 40 tuổi cũng nên đi khám vú định kỳ mỗi năm một lần tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín
– Phụ nữ nên biết như nào là vú bình thường và cũng cần đến khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa khi có biến đổi bất thường ở hai bên bầu vú. Bên cạnh đó phụ nữ có thể tự khám bầu vú (breast self-examination) từ sau 20 tuổi.
– Một số phụ nữ nếu có yếu tố nguy cơ cao hoặc tiền sử gia đình ung thư vú nên được khám sàng lọc sớm hơn.
2. Sàng lọc ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là một loại ung thư đứng hàng thứ 3 ở cả hai giới. Tất cả mọi người trên 50 tuổi nên được khám sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng một trong các xét nghiệm sau:
– Nội soi đại tràng sigma bằng ống mềm mỗi 5 năm hoặc nội soi đại tràng mỗi 10 năm hoặc chụp đại tràng cản quang kép mỗi 5 năm hoặc chụp CT đại tràng (nội soi đại tràng ảo) mỗi 5 năm.
– Xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân (Fecal Occult Blood Test – FOBT) hoặc xét nghiệm hóa miễn dịch phân (Fecal Immunochemical Test) mỗi năm một lần hoặc xét nghiệm DNA trong phân (Stool DNA test).
– Nếu một trong các xét nghiệm trên là kết quả dương tính thì cần tiến hành nội soi đại tràng.
– Một số người có tiền sử gia đình nguy cơ cao bị polyp hoặc ung thư đại trực tràng nên được sàng lọc thường xuyên hơn.
3. Sàng lọc ung thư cổ tử cung
– Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng hàng thứ hai sau ung thư vú đối với phụ nữ Việt Nam.
– Sàng lọc nên được bắt đầu ở những phụ nữ ≥ 21 tuổi, không nên tiến hành ở những phụ nữ < 21 tuổi. – Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi thì cần nên được tiến hành PAP test mỗi 3 năm. Xét nghiệm HPV không nên được tiến hành ở các phụ nữ ở nhóm tuổi này, trừ khi có kết quả PAP test bất thường. – Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi cũng nên được kiểm tra PAP test và xét nghiệm HPV mỗi 5 năm hoặc làm PAP test mỗi 3 năm. – Phụ nữ > 65 tuổi khi có kết quả kiểm tra định kỳ bình thường không nên tiếp tục sàng lọc ung thư cổ tử cung. Khi đã kết thúc việc sàng lọc thì không nên bắt đầu lại. Phụ nữ có tiền sử tiền bệnh ung thư cổ tử cung (cervical pre-cancer) nên được tiếp tục sàng lọc ít nhất 20 năm sau khi chẩn đoán, thậm chí sàng lọc cả khi đã > 65 tuổi.
– Không nên tiến hành khám sàng lọc bệnh ung thư ở các phụ nữ sau khi đã cắt toàn bộ tử cung do nguyên nhân không liên quan đến ung thư cổ tử cung và không có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư.
– Phụ nữ được tiêm phòng vắc-xin HPV vẫn nên được sàng lọc theo khuyến cáo ở độ tuổi của mình.
4. Sàng lọc ung thư phổi
– Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất đối với nam giới và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở cả hai giới.
– Sàng lọc ung thư phổi không được khuyến cáo rộng rãi, nhất là ở người có nguy cơ bị ung thư phổi mức độ ít – trung bình.
– Nên như được thực hiện ở người có nguy cơ cao bị ung thư phổi: tuổi từ 55 – 74, tiền sử hút thuốc mỗi năm trên 30 bao, đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc được< 15 năm.
– nhóm người có nguy cơ cao nên đến khám bác sỹ chuyên khoa ung thư để được tư vấn chụp CT liều thấp sàng lọc ung thư phổi.
5. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến
– Ung thư tiền liệt tuyến cũng là loại ung thư đứng hàng đầu ở nam giới tại các nước phát triển.
– Nam giới sau 50 tuổi thì nên đến tư vấn bác sỹ về lợi ích và nguy cơ của việc sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến.
– Tiến hành làm xét nghiệm sàng lọc phát hiện ung thư tiền liệt tuyến bao gồm định lượng PSA và thăm khám tiền liệt tuyến qua trực tràng.
Để có thêm thông tin chi tiết về các bước khám sàng lọc ung thư thì các bạn có thể đặt lịch tư vấn với phòng khám Đa Khoa Tâm Bình An của chúng tôi để được lịch trình thăm khám sàng lọc ung thư hiệu quả nhất.