Loãng xương là một căn bệnh về xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Vì vậy các bạn nên trang bị cho bản thân những kiến thức về nguyên nhân gây loãng xương cũng như cách phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày khi càng lớn tuổi.
Xương là một mô sống liên tục bị phá vỡ và sẽ tự thay thế. Loãng xương xảy ra khi việc tạo xương mới trong cơ thể lúc này không theo kịp với tốc độ loại bỏ xương cũ. Điều này khiến mật độ chất trong xương trong cơ thể bạn sẽ ngày càng thưa dần, khung xương trở nên giòn hơn, dễ tổn thương và dễ gãy. Xương giòn đến mức khi bị ngã hoặc khi bạn thực hiện động tác nhẹ như cúi xuống hoặc ho cũng có thể dẫn đến gãy xương. Tình trạng gãy xương do mắc bệnh loãng xương thường gặp nhất ở hông, cổ tay hoặc cột sống.
Vậy thì nguyên nhân gây loãng xương là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây loãng xương
Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn quá trình phá hủy xương cũ, do đó khối lượng xương trong cơ thể sẽ tăng lên. Sau những năm đầu 20, quá trình này chậm lại và hầu hết mọi người đạt đến khối lượng xương tối đa khi tuổi 30.
Càng lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn so với tốc độ được tạo thành, từ đó gây nên bệnh loãng xương. Khả năng mắc bệnh loãng xương còn phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà cơ thể bạn một khi đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương đạt tối đa, tức là bản thân bạn đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và càng ít có khả năng mắc bệnh loãng xương khi về già.
Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương khác. Trong đó, một số nguyên nhân bạn có thể thay đổi được và có một số khác thì không thể.
Nguyên nhân không thể thay đổi
Một số nguyên nhân gây loãng xương nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn như sau:
Tuổi tác: khi tuổi càng lớn thì khả năng hấp thụ canxi và các chất khoáng của cơ thể cũng sẽ càng kém dần, dẫn đến xương bị thiếu đi nguồn dinh dưỡng phục vụ quá trình tái tạo. Nếu như không bổ sung được dinh dưỡng kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến bệnh loãng xương mà chúng ta đang đề cập.
Giới tính: Phụ nữ thì sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do xương của phụ nữ thường có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn nam giới nên khối lượng xương thấp hơn, dễ bị mắc bệnh loãng xương hơn. Thêm vào đó, sau khi mãn kinh, cơ thể lúc này của phụ nữ sẽ sản xuất ít estrogen và progesterone hơn, hai loại hormone nữ phổ biến này giúp cho giữ cho xương chắc khỏe, vì vậy có thể khiến xương bị yếu đi.
Chủng tộc: Những người châu Á thường sẽ có tạng người và xương nhỏ hơn các chủng tộc khác nên sẽ có khối lượng xương thấp hơn so với tiêu chuẩn trung bình của thế giới.
Di truyền: Nếu như một thành viên trong gia đình từng bị loãng xương sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của những người khác. Theo như các nghiên cứu gần đây đang cố xác định xem loại gen nào gây ra chứng loãng xương.
Thể trạng tự nhiên: Việc cơ thể bạn thấp bé hay bị nhẹ cân thường liên quan đến khối lượng xương thấp. Điều này có nghĩa là họ sẽ có ít xương để mất đi hơn so với những người khác.
Tai nạn: Gãy xương sẽ dẫn đến việc thiếu hụt canxi và làm người bệnh giảm khối lượng xương.
Hormone đóng vai trò bảo vệ và điều chỉnh mật độ xương
Một số hormone đóng vai trò vừa bảo vệ vừa điều chỉnh mật độ xương trong cơ thể. Do đó, những người có quá nhiều hoặc quá ít các loại hormone này thường sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương như:
Hormone sinh dục nữ: thông thường thì nồng độ hormone sinh dục bị giảm có xu hướng làm cho xương bị yếu. Tình trạng các estrogen thấp thường hay gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh hay phụ nữ phải cắt bỏ cả 2 buồng trứng để điều trị ung thư vú. Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây bệnh loãng xương. Đối với những bạn nữ trẻ tuổi, nếu như bị kinh nguyệt không đều do nồng độ estrogen thấp, cũng dễ mắc bệnh loãng xương hơn.
Hormone sinh dục nam: đối với đàn ông, hormone testosterone đảm nhiệm vai trò bảo vệ xương, do đó đa số nam giới có lượng hormone sinh dục thấp thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương sẽ cao hơn so với những người có lượng hormon sinh dục bình thường. Mức testosterone một khi bị giảm dần khi già đi hoặc điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Hormone tuyến giáp: Quá nhiều hormone tuyến giáp cũng có thể gây mất xương. Điều này thường xảy ra nếu tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc nếu bạn dùng quá nhiều thuốc để điều trị các vấn đề về có liên quan tuyến giáp.
Hormone tuyến cận giáp và hormone tăng trưởng: hai loại hormone giúp điều chỉnh mức độ sử dụng canxi của xương trong cơ thể. Khi quá trình chuyển hóa canxi không hiệu quả sẽ dẫn đến xương trở nên yếu hơn. Tình trạng khi có quá nhiều hormone tuyến cận giáp, được gọi là cường tuyến cận giáp, còn gây mất canxi trong nước tiểu và gây hại cho xương. Mặc khác với những bạn lớn tuổi, cơ thể sản sinh ít hormone tăng trưởng hơn để xây dựng xương chắc khỏe.
Nguyên nhân gây loãng xương do thiếu dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng còn ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe xương. Một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy xương phát triển khỏe mạnh, trong khi những loại khác thì không.
Nhóm chất dinh dưỡng có lợi cần thiết cho xương bạn được khỏe mạnh, bao gồm:
Canxi: Khoáng chất này rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì xương chắc khỏe.
Vitamin D: Vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Các vitamin và khoáng chất khác: Magie, phốt pho, vitamin K, vitamin B và vitamin B12 có tác dụng hỗ trợ sức khỏe xương. Bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng này từ thực phẩm hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng.
Bên cạnh đó, một số chất có thể gây hại cho xương khi dùng với hàm lượng đáng kể như:
Chất đạm: Chất đạm là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh của con người nhưng ăn quá nhiều đạm động vật có thể làm mất canxi.
Caffeine: Uống nhiều caffeine (hơn bốn tách cà phê mỗi ngày) thường sẽ gây ức chế sự hấp thụ canxi và dẫn đến mất canxi qua nước tiểu.
Natri: Tiêu thụ quá nhiều lượng muối làm mất đi canxi qua thận.
Lối sống không lành mạnh
Một số thói quen không lành mạnh thường có thể là nguyên nhân gây ra việc thúc đẩy loãng xương, bao gồm:
Lười vận động: Các hoạt động thể lực giúp cho việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thu canxi. Đặc biệt, những người đã ít vận động và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – nguồn vitamin D là những người có nguy cơ cao mắc các bệnh loãng xương.
Lạm dụng rượu, bia: lạm dụng rượu, bia sẽ ngăn cản quá trình tái tạo xương và tăng lượng canxi mất đi.
Hút thuốc lá: Những người hút thuốc có mật độ xương thấp hơn và nguy cơ loãng xương cao hơn những người không hút thuốc.
Các vấn đề liên quan đến sức khoẻ khác
Nguyên nhân gây loãng xương còn liên quan đến một số vấn đề về sức khoẻ như:
- Bệnh Celiac
- Bệnh viêm ruột
- Bệnh thận hoặc gan
- Ung thư
- Lupus
- Bệnh đa u tủy
- Viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương là gì?
Các nguyên nhân kể trên có thể tác động đến quá trình tái tạo xương của cơ thể và gây ra các triệu chứng của bệnh loãng xương. Giai đoạn đầu của tình trạng loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh diễn biến xấu đi, bạn có thể gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
- Đau lưng do các vết rạn nứt hoặc bị gãy đốt sống gây ra
- Chiều cao của bạn sẽ giảm dần theo thời gian
- Dáng đi khòm và gù lưng
- Dễ dàng bị gãy xương
Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập ở bài viết trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh loãng xương, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phòng khám Tâm Bình An theo số điện thoại bên dưới.
Xem Thêm: Làm Gì Khi Bị Nhiễm COVID-19