Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim Có Nguy Hiểm Không?

Hiện nay, với cơn bệnh thiếu máu cơ tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, cũng sẽ tùy theo tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng một trong các phương pháp sau để có thể kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc các biến chứng khác như:

  • Thay đổi lối sống ngày càng lành mạnh hơn
  • Dùng thuốc để hỗ trợ tim
  • Can thiệp của phẫu thuật 

Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu chi tiết về bệnh thiếu máu cơ tim qua bài viết sau đây!

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim?

Tầm soát tim mạch định kỳ:

Tương tự với những bệnh lý tim mạch khác, thiếu máu cơ tim hầu như sẽ không có những triệu chứng gì ở giai đoạn đầu. Thực tế, nhiều người sẽ có nguy cơ tiềm ẩn (tiền sử gia đình, tiểu đường, cao huyết áp…) vẫn có thể sống bình thường mà không thấy có điều gì bất ổn cho đến khi bệnh đã trở nặng. Vì thế, vì tầm soát tim mạch định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ là giải pháp tối ưu để bạn có thể phòng ngừa thiếu máu cơ tim cũng như các bệnh lý tim mạch khác.

Tránh những yếu tố có nguy cơ làm xuất hiện bệnh thiếu máu cơ tim:

Thay đổi lối sống lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và góp phần cải thiện cuộc sống của những người đang mắc các bệnh tim mạch tốt hơn. Cụ thể:

Khói thuốc có chứa nhiều chất độc như nicotin, hắc ín, formaldehyde, cyanide… gây thiếu máu cơ tim cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế, bạn hãy tránh hút thuốc lá là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tổng quát.

Người thừa cân sẽ có nguy cơ bị cholesterol trong máu, tăng huyết áp, tiểu đường… và nhiều yếu tố gây ra bệnh thiếu máu cơ tim nhiều hơn so với người bình thường. Do đó, cố gắng duy trì cân nặng cân đối để có được trái tim khỏe mạnh.

Thay vì dùng nhiều thịt, cá và thịt gia cầm, bạn nên ăn nhiều rau, quả. Cùng với đó, chế biến thức ăn ít hoặc không có chất béo như là phương pháp luộc, chần, hạn chế dùng đồ rán cũng là giải pháp giúp bạn hạn chế nạp các loại chất béo xấu vào cơ thể bạn.

Cố gắng tập thể dục 3 – 4 lần/tuần, cứ mỗi lần là 30 – 60 phút có tác dụng phòng tránh thiếu máu cơ tim hiệu quả. Đồng thời, để biết được đâu là môn thể thao phù hợp với bản thân mình, tốt nhất bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

thiếu máu cơ tim

Căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Lời khuyên dành cho bạn là nên tập thiền hoặc yoga bởi các bộ môn này không chỉ giảm căng thẳng mà còn tăng cường độ tập trung.

Dùng rượu bia với mức độ vừa phải (1 – 2 cốc/ ngày) có thể sẽ giúp bảo vệ tim của bạn. Tuy nhiên, nếu như bạn lạm dụng uống nhiều mức này sẽ làm hại đến hệ tim mạch, gan và gây tai nạn khi tham gia giao thông.

Trong suốt quá trình dùng thuốc tránh thai, bạn cần nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Mặc dù thuốc tránh thai có thể sử dụng trong nhiều năm mà không gây ra tác dụng phụ nào nhưng bạn vẫn nên thăm khám để kiểm soát huyết áp, triglycerid và kiểm tra đường máu.

Tâm Bình An là hệ thống phòng khám theo tiêu chuẩn quốc tế, được đầu tư 100% vốn nước ngoài với hơn 15 chuyên khoa. Đội ngũ y bác sĩ giỏi, tận tình, có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tim mạch như: chẩn đoán chính xác tình trạng tim mạch, bệnh tim bẩm sinh trong bào thai, tầm soát được bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim)… chuyên khoa Tim Mạch của Phòng khám Tâm Bình An còn sở hữu trang thiết bị hiện đại như: máy đo Điện tâm đồ, máy X-Quang, máy Siêu âm tim màu, máy Điện tâm đồ gắng sức, máy Holter theo dõi huyết áp liên tục đến 7 ngày, hay dòng máy theo dõi rối loạn nhịp tim 24 giờ….

thiếu máu cơ tim?

Chẩn đoán đúng tình trạng bệnh, hạn chế được việc sử dụng thuốc.

Tư vấn kỹ lưỡng để các khách hàng đến với chúng tôi hiểu rõ về bệnh và cùng tham gia tích cực vào việc chữa trị.

Bệnh thiếu máu cơ tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa hoặc phát hiện sớm bằng việc tầm soát bệnh định kỳ. Cùng với đó, bạn cũng cần có lối sống lành mạnh, đặc biệt là luyện tập thể thao thường xuyên để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất để phòng bệnh. 

Hãy liên hệ với khoa Tim Mạch phòng khám Tâm Bình An để được tư vấn lịch khám và chữa trị kịp thời.

Xem Thêm: Sơ Cấp Cứu Là Gì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *