Đau thần kinh tọa thường sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, cản trở hoạt động đời thường và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây cũng là một loại bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không nhanh chóng được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau dây thần kinh tọa thường sẽ ảnh hưởng đến một bên của phần dưới cơ thể. Thông thường, những cơn đau này sẽ kéo dài từ lưng dưới qua mông tới phía sau đùi và xuống một trong hai chân. Tùy thuộc vào nơi mà dây thần kinh tọa này bị ảnh hưởng, cơn đau cũng có thể kéo dài đến bàn chân hoặc thậm chí cả ngón chân.
Đau thần kinh tọa còn gây ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, thường là đĩa đệm thoát vị hay gai cột sống… Một số nguyên nhân phổ biến khác cũng bao gồm như là: hẹp cột sống thắt lưng (hẹp ống sống ở lưng dưới); bị thoái hoá đĩa đệm (gặp thêm các sự cố của đĩa đệm hoặc giữa đĩa đệm và các đốt sống); thoái hoá cột sống; trong thời kỳ mang thai; co thắt cơ bắp ở lưng hoặc mông; thừa cân béo phì, không thường xuyên luyện tập thể dục, đi giày cao gót…
Đau dây thần kinh tọa đôi khi sẽ có thể tự hết nhưng nếu cơn đau của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc không mất đi thì hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra. Đau dây thần kinh tọa có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, thuốc hoặc làm phẫu thuật.
Chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa
Đầu tiên bác sĩ có thể đặt câu hỏi cho người bệnh về các dấu hiệu đau lưng như: bạn có hay bị tê hoặc yếu ở chân không? Đồng thời bác sĩ sẽ thử một số vị trí nhất định xem người bệnh có khó chịu hay không? Và bác sĩ sẽ hỏi về tất cả những phương pháp điều trị và thuốc sử dụng từ trước đến giờ như thế nào?
Tiếp đến thì các bác sĩ sẽ hỏi đến thói quen trong cuộc sống hàng ngày như: Có làm nhiều công việc sẽ liên quan đến thể chất, bạn có ngồi làm việc trong thời gian dài hay có tập luyện thể dục… Bác sĩ sẽ tiếp tục cho người bệnh làm một bài test nhỏ để kiểm tra xem dây thần kinh nào gây ra những cơn đau.
Thêm vào đó, bác sĩ thường yêu cầu thực hiện một số bài tập xem liệu có phải do chúng làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Ví dụ : bạn ngồi xổm, đi bằng gót chân và ngón chân, nâng một chân khi nằm ngửa…
Nếu cơn đau diễn ra nghiêm trọng bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:
Chụp X-quang: X-quang phần xương cột sống có thể thấy được sự phát triển quá mức của phần xương (gai xương) có thể đang đè lên dây thần kinh.
MRI: Phương pháp này thông thường sử dụng chính là một nam châm và sóng vô tuyến mạnh để tạo ra hình ảnh cắt ngang của lưng. MRI còn tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm như phần thoát vị đĩa đệm.
Chụp CT: Khi tiến hành chụp CT sẽ quan sát được ảnh cột sống, và có thể tiêm thuốc nhuộm tương phản vào ống sống trước khi chụp X-quang – quá trình này gọi là myelogram. Thuốc nhuộm sẽ lưu thông xung quanh tủy sống và dây thần kinh cột sống và sẽ xuất hiện màu trắng khi tia X quét qua một lượt.
Điện cơ (EMG): Thử nghiệm này sẽ giúp bạn đo lường các xung điện được tạo ra bởi các dây thần kinh và phản ứng của cơ bắp. Xét nghiệm này có thể xác nhận sẽ chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc b hẹp ống sống.
Nếu bác sĩ chữa trị mà chẩn đoán bị đau thần kinh tọa, có lẽ sẽ là tin tốt bởi vì các triệu chứng đau này cũng có thể hết trong vài tuần mà không cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ tại phòng khám Tâm Bình An có thể kê thêm thuốc chống viêm hoặc thuốc giãn cơ.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc sử dụng phương pháp tiêm steroid để giúp giảm bớt đi những khó chịu do đau thần kinh tọa gây nên. Hơn thế nữa, phương pháp châm cứu và điều trị nắn khớp bởi bác sĩ là phương pháp điều trị thay thế có nhiều lợi ích.
Để đăng ký khám và điều trị tại phòng khám Tâm Bình An , Quý Khách có thể liên hệ số hotline trên hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
Xem Thêm: Điều Trị Đau Thần Kinh Tọa Tại Đồng Nai