Có Thể Sử Dụng Kháng Sinh Điều Trị Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Không?

Viêm khớp nhiễm khuẩn do rất nhiều nguyên nhân gây ra, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh và ít gây biến chứng. Vậy có thể sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn không? Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây!

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng ở bên trong của khớp, vi khuẩn lúc này sẽ xâm nhập vào khớp có thể qua đường máu, chấn thương trực tiếp hay sau thủ thuật tiêm khớp, phẫu thuật khớp…gây ra các dấu hiệu nhiễm khuẩn khớp như làm cho khớp sưng tấy và đau.

Thông thường, thì sẽ chia viêm khớp nhiễm khuẩn tuy theo nguyên nhân gây bệnh thành 2 loại gồm:

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu: Nguyên nhân viêm khớp do lậu cầu khuẩn (N.gonorrhoeae), chiếm tới 70-75% nhiễm khuẩn khớp ở người lớn dưới 40 tuổi.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu: Nguyên nhân hay gặp nhất là do nhóm vi khuẩn gram dương, đặc biệt là tụ cầu vàng (chiếm khoảng 50-70% trường hợp), liên cầu khuẩn (gặp khoảng 20%), vi khuẩn phế cầu… Vi khuẩn gram âm ít gặp hơn (chiếm khoảng 15-20%) gồm các vi khuẩn như là E.coli, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Haemophilus influenzae; vi khuẩn kỵ khí chiếm khoảng 5% trường hợp. Có khoảng 5-10% trường hợp nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Theo đó, viêm khớp nhiễm khuẩn thường gây ra các dấu hiệu lâm sàng như:

1.1. Trường hợp nhiễm khuẩn khớp do lậu cầu

  • Triệu chứng tại khớp: Khớp lúc này sẽ sưng nóng đỏ đau, có thể gây ra tràn dịch khớp, hạn chế tầm vận động của khớp. Thông thường thì các khớp viêm thường đơn độc và ở những khớp nhỏ như khớp háng, khớp bàn tay, khớp cổ tay…có tính chất di chuyển nhanh. Nhưng cũng có thể viêm nhiều khớp.
  • Toàn thân: Sốt, có khi người bệnh bị rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi hôi. Xuất hiện thêm ban đỏ và mụn mủ ngoài da. Ngoài ra, các triệu chứng viêm khớp đi cùng với triệu chứng tại bộ phận sinh dục như viêm niệu đạo, hay viêm âm đạo.

1.2. Nhiễm khuẩn khớp không do lậu cầu

  • Tại khớp: Xuất hiện thêm các tình trạng đau khớp từ trung bình đến nặng, mức độ đau khớp sẽ tăng dần, tăng lên khi vận động và sờ nắn, khớp sưng nóng đỏ, hạn chế vận động khớp. Có thể dễ dàng nhận thấy các tổn thương phần mềm quanh khớp sau chấn thương.
  • Toàn thân: Xuất hiện các hội chứng nhiễm khuẩn gồm sốt, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.

Có thể sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn không?

Như đã nói ở trên, bệnh  viêm xương khớp nhiễm khuẩn là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào phần xương khớp của cơ thể và gây bệnh. Do đó để có thể điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn cần thiết phải sử dụng kháng sinh.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

2.1 Nguyên tắc điều trị trong bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

  • Ngay khi phát hiện ra tác nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn thì người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn bằng kháng sinh sớm, tránh được nguy cơ phải can thiệp bằng ngoại khoa.
  • Việc bạn lựa chọn sử dụng kháng sinh sớm ngay từ ban đầu nên dựa vào kinh nghiệm điều trị của bác sĩ lâm sàng. Kết hợp với nuôi cấy và làm kháng sinh đồ từ các dịch khớp, cấy máu.
  • Kháng sinh được sử dụng thường được dùng bằng đường tĩnh mạch. Thời gian sử dụng kháng sinh thường là từ 4-6 tuần.

Ngoài việc bạn điều trị bằng kháng sinh thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà kết hợp với điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt. Dẫn lưu dịch mủ khỏi ổ khớp áp dụng đối với viêm khớp nhiễm khuẩn cấp không do lậu cầu hoặc bất kỳ viêm khớp nhiễm khuẩn nào có thêm tình trạng tràn dịch dai dẳng.

2.2 Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Trường hợp nhiễm khuẩn khớp không do vi khuẩn lậu cầu

Sử dụng kháng sinh theo như kinh nghiệm trước khi có các xét nghiệm cấy máu và cấy dịch khớp có thể sử dụng một trong các phác đồ sau:

  • Kháng sinh oxacillin liều 2g/lần đường tĩnh mạch cách nhau mỗi 6 giờ một lần.
  • Clindamycin 2,4g/ngày tiêm tĩnh mạch chia thành 4 lần.

Theo đó, khi đã có kết quả soi nhuộm và xác định vi khuẩn gram âm hay gram dương thì sử dụng kháng sinh theo kết quả như sau:

Nếu kết quả nhuộm thấy là vi khuẩn gram dương:

  • Trường hợp soi tươi nhuộm gram dịch khớp mà phát hiện cầu khuẩn gram dương sử dụng oxacillin hoặc nafcillin 2g mỗi 6 giờ một lần (8g/ngày), hoặc clindamycin 2,4g /ngày tiêm tĩnh mạch chia 4 lần.
  • Nếu như bạn nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng kháng kháng sinh methicillin thì sử dụng vancomycin 2g/ngày chia hai lần pha truyền tĩnh mạch hoặc daptomycin 4-6 mg/kg cân nặng đường tĩnh mạch một lần/ngày hoặc sử dụng teicoplanin 6mg/kg 1lần/ngày trong những ngày đầu, sau đó giảm còn 3mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sử dụng thêm kháng sinh trong vòng 4 tuần.

Nếu kết quả nhuộm thấy là vi khuẩn gram âm:

Trường hợp bạn nghi nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh cần phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2-3 lần/ ngày với kháng sinh nhóm aminoglycosid (như gentamycin 3 mg/kg/ ngày dùng một lần tiêm bắp vào buổi sáng hoặc amikacin 15mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc pha truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày).

Khi có kết quả kháng sinh đồ:

Tiếp tục điều trị theo phác đồ cũ nếu như vi khuẩn có dấu hiệu nhạy cảm với loại kháng sinh lựa chọn ban đầu. Nếu không nhạy cảm thì lựa chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

Trường hợp viêm khớp do lậu cầu

  • Trường hợp nếu lậu cầu nhạy cảm penicillin có thể dùng amoxicillin uống 1500mg/ngày chia 3 lần, hoặc dùng ciprofloxacin uống 1000mg chia hai lần /ngày trong vòng 7 ngày, điều trị tại nhà.
  • Trường hợp nghi ngờ vi khuẩn lậu cầu kháng với penicillin: Sử dụng khởi đầu ceftriaxon 1g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 7 ngày, sau đó bạn chuyển dùng ciprofloxacin uống 500mg mỗi lần, ngày 2 lần hoặc spectinomycin 2g tiêm bắp mỗi 12 giờ trong 7 ngày.
  • Nếu như nghi ngờ bội nhiễm Chlamydia trachomatis: Cần phải phối hợp kháng sinh uống doxycyclin 100mg 2 lần/ngày hoặc tetracyclin 500mg 4 lần/ngày hoặc erythromycin 500mg 4 lần/ ngày trong 7 ngày.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn xương khớp thì việc bạn cần là điều trị kháng sinh là bắt buộc để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn gây bệnh có thể gây ra và hạn chế nguy cơ cần phải can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, để có được kết quả điều trị tốt nhất, thì chính người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY PHÒNG KHÁM TÂM BÌNH AN.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *