Quy Trình 9 Bước Khám Thai Chuẩn Mẹ Bầu

Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ bầu cũng thường xuyên phải khám thai để nắm bắt tình hình sức khỏe của cả hai mẹ con. Mỗi lần tiến hành khám thai sẽ là khác nhau nhưng hầu như đều cần trải qua 9 bước khám thai chuẩn để giúp các mẹ bầu có được  kết quả chính xác nhất.

Dưới đây PKĐK Tâm Bình An đúc kết lại quy trình khám thai 9 bước cơ bản nhất mẹ bầu cần nắm! Cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Quy Trình 9 Bước Khám Thai Chuẩn Mẹ Bầu

Bước 1: Hỏi thông tin

Đây là bước đầu tiên cơ bở và không thể bỏ qua trong quy trình 9 bước khám thai chuẩn. Có nhiều mẹ bầu vẫn cho rằng bước này không cần thiết, cứ vào khám thôi nhưng thật ra là nó khá quan trọng. Bác sĩ cần hỏi những thông tin cần thiết để có những chẩn đoán ban đầu và quyết định nên khám gì, làm xét nghiệm gì cho chính xác.

Tùy vào thời gian mang thai, như mẹ bầu sẽ được hỏi những câu hỏi khác nhau. Cụ thể:

– Mang thai vào 3 tháng đầu: Bác sĩ lúc này sẽ hỏi mẹ các thông tin cá nhân như tên, tuổi, gia đình… Sau đó, người mẹ sẽ được hỏi về các dấu hiệu thai nghén, tình hình sức khỏe hiện tại, các dấu hiệu bất thường và hỏi tiền sử bệnh tật trước hay đó…

– Mang thai vào 3 tháng giữa: Lúc này, các mẹ sẽ được bác sĩ hỏi han về hiện tượng thai máy, về một số cái thay đổi hay những dấu hiệu bất thường của cơ thể cũng như được hỏi về tình hình phát triển cân nặng của mẹ và những loại thuốc mẹ đang sử dụng…

– Mang thai vào 3 tháng cuối: Giai đoạn này, cũng ở những lần khám thai, lúc này thì bác sĩ sẽ hỏi mẹ về thai máy, kiểm tra thêm tình hình sức khỏe của mẹ và hỏi xem bạn có xuất hiện triệu chứng cơ năng nào hay không…

Quy Trình 9 Bước Khám Thai Chuẩn Mẹ Bầu

Bước 2: Khám toàn thân

Sau khi hỏi thăm các thông tin cơ bản ở bước một, mẹ bầu lúc nagy sẽ được thăm khám toàn thân. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp 

Quy Trình 9 Bước Khám Thai Chuẩn Mẹ Bầu

Bước 3: Khám sản khoa

Trong 9 bước khám thai thì đây chính là bước quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua. Khám sản khoades giúp bác sĩ chẩn đoán được những thông tin cần thiết từ mẹ và bé như kiểm tra xem mẹ có vết sẹo mổ cũ không, đo chiều cao tử cung, nghe nhịp tim thai…

Bên cạnh đó, việc bạn khám sản khoa còn giúp cho bản thân phát hiện bệnh viêm nhiễm phụ khoa để đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả, nhằm hạn chế tối đa biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.

Quy Trình 9 Bước Khám Thai Chuẩn Mẹ Bầu

Bước 4: Xét nghiệm thai nhi

Tùy vào từng thời điểm khám thai thì bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm thích hợp. Các cột mốc quan trọng để làm xét nghiệm cho thai nhi là lúc thai nhi 11-14 tuần tuổi, thai 22-23 tuần tuổi và thai 31-32 tuần tuổi.

Các xét nghiệm được thực hiện trong khám thai gồm xét nghiệm thử protein niệu, đường máu… Những xét nghiệm này còn có thể giúp phát hiện bất thường của thai nhi về nhiễm sắc thể hoặc những dị tật bẩm sinh nếu có.

Bước 5: Tư vấn việc tiêm hoặc tiêm phòng uốn ván

Uốn ván là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tư vấn tiêm phòng uốn ván để vừa bảo vệ mẹ vừa bảo vệ thai nhi trong bụng. Việc cho trẻ và mẹ tiêm phòng như thế nào, tiêm vào thời điểm nào mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bước 6: Bổ sung thuốc bổ

Khi phụ nữ mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều hơn các loại chất dinh dưỡng để có thể đáp ứng nhu cầu của mẹ và cung cấp đủ cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, nếu như chỉ ăn uống bình thường, nhất là những mẹ bầu ốm nghén nặng thì không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thông thường, tại phòng khám Tâm Bình An thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bổ sung thêm các loại thuốc bổ, khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, acid folic. Tùy vào các tình trạng sức khỏe của mỗi người thì nhu cầu bổ sung sẽ khám nhau. Quá trình khám thai, bác sĩ cũng sẽ nắm bắt được và chỉ định liều lượng phù hợp.

Bước 7: Hướng dẫn cách làm mẹ bầu vệ sinh thai nghén

Trong 9 bước khám thai này, thì mẹ bầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh cơ thể để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Ví dụ như

– Cách vệ sinh kỹ tuyến vú tốt nhất

– Cách vệ sinh kỹ vùng kín 

– Cách sử dụng một số trang phục phù hợp

– Hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng thuốc an toàn, hiệu quả

– Tư vấn chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho mẹ bầu hợp lý

Bước 8: Cập nhật đầy đủ thông tin vào bảng quản lý thai kỳ

Đây cũng là bước quan trọng và không được bỏ sót trong quy trình 9 bước khám thai vì những ghi chép đầy đủ thông tin sẽ giúp bác sĩ nắm bắt và theo dõi được tình hình sức khỏe của mẹ cũng như trong quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.

Đồng thời, cũng thông qua những thông tin của các lần khám thai, các bác sĩ tại Tâm Bình An sẽ tư vấn mẹ kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý để có được sức khỏe tốt nhất chờ đón ngày đứa con yêu chào đời. Nếu như người mẹ có bất cứ triệu chứng bất thường nào trong suốt thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ đưa ra phương pháp xử trí kịp thời.

Bước 9: Thông báo kết quả và hẹn lịch khám lại cho thai phụ

Sau khi hoàn tất 8 bước ở trên, bác sĩ sẽ thông báo kết quả khám cho mẹ bầu biết, thông báo tình hình sức khỏe hiện tại của cả hai mẹ con. Nếu như có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Nếu mà mọi thứ ổn định, thì các bác sĩ sẽ hẹn mẹ lịch khám lại vào lần sau để mẹ chủ động sắp xếp thời gian, công việc.

Tại Đồng Nai, khoa Sản phòng khám Tâm Bình An là địa chỉ khám thai uy tín, được đông đảo mẹ bầu tin tưởng lựa chọn làm nơi thăm khám định kỳ và sinh con tại đây. Chúng tôi được đánh giá là một trong những phòng khám đa khoa tốt nhất tại Đồng Nai – Nhơn Trạch

Xem Thêm: Khám Thai Nhi Tại Nhơn Trạch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *