Siêu âm là một trong những kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong việc chẩn đoán nhiều vấn đề về sức khỏe của phụ nữ. Phụ nữ thường biết nhiều vai trò của siêu âm trong suốt thời kỳ mang thai mà chưa nắm rõ tầm quan trọng của siêu âm trong chẩn đoán các vấn đề sức khỏe khác. Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết sau!
Siêu âm là gì?
Siêu âm là dùng năng lượng hình thành sóng âm. Trong suốt quá trình siêu âm, một đầu dò truyền sóng âm sẽ xuyên qua cơ thể. Các sóng âm này sẽ tiếp xúc với mô, chất lỏng trong cơ thể và khung xương. Những sóng âm sau đó sẽ phản xạ lại, như tiếng dội lại. Đầu dò lúc này nhận dạng những âm thanh lạ, chuyển chúng thành hình ảnh. Những hình ảnh này được nhìn thấy trên màn hình của máy siêu âm.
Siêu âm thường được sử dụng để theo dõi thai kỳ. Đồng thời cũng dùng để có thể chẩn đoán và theo dõi các bệnh tật khác không liên quan đến việc mang thai.
Siêu âm trong xét nghiệm thai sản
Siêu âm là phương pháp cho phép bác sĩ phụ – sản khoa kiểm tra sức khỏe và sự phát triển, theo dõi thai kỳ của thai phụ và phát hiện nhiều dị tật bẩm sinh của thai nhi. Siêu âm cũng sẽ được sử dụng trong quá trình sinh thiết gai nhau (CVS) và chọc ối. Có thêm ba loại kiểm tra siêu âm trước sinh: Siêu âm tổng quát; Siêu âm được giới hạn và Siêu âm chuyên môn.
2.1. Siêu âm tổng quát
Siêu âm tổng quát sẽ kiểm tra sự phát triển của thai nhi, một cách sàng lọc các dị tật bẩm sinh thường gặp và ước tính tuổi thai. Một xét nghiệm siêu âm được xem là tiêu chuẩn cũng có thể cung cấp thêm thông tin về những điều sau đây:
- Vị trí, cũng như chuyển động, nhịp thở và nhịp tim của thai nhi như thế nào.
- Ước tính về kích thước và trọng lượng của thai nhi.
- Lượng nước ối trong ổ tử cung
- Vị trí chính xác của nhau thai
- Số lượng bào thai bạn đang mang
- Nếu như thai nhi ở một vị trí dễ quan sát nhất, có thể biết được chính xác giới tính của thai nhi.
2.2 Siêu âm được giới hạn
Siêu âm giới hạn sẽ được thực hiện để trả lời một câu hỏi cụ thể như thai phụ đang bắt đầu chuyển dạ, loại siêu âm này còn có thể được đưa vào để kiểm tra vị trí thai nhi trong tử cung của thai phụ được chính xác. Nếu như lúc này thai phụ có hiện tượng bị chảy máu âm đạo, siêu âm cũng có thể được sử dụng để xem như tim thai có còn đập hay không nếu nhau thai quá thấp.
2.3 Siêu âm chuyên môn
Siêu âm chuyên môn còn được thực hiện nếu như bác sĩ nghi ngờ có vấn đề bất thường dựa trên các yếu tố rủi ro hoặc các xét nghiệm liên quan khác. Ví dụ, nếu bào thai có dấu hiệu cho thấy thai nhi không được phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng của thai nhi có thể được theo dõi trong suốt thai kỳ bằng các xét nghiệm siêu âm chuyên biệt. Tùy thuộc vào vấn đề được nghi ngờ, thì các kỹ thuật chuyên ngành có thể được sử dụng, chẳng hạn như dùng phương pháp siêu âm Doppler và siêu âm 3 chiều.
Số lần siêu âm trong thai kỳ
Bạn nên có ít nhất một lần siêu âm tổng quát trong thai kỳ, thường sẽ được thực hiện vào tuần thứ 18 – 22 của thai kỳ. Một số phụ nữ có thể khám siêu âm trong ba tháng đầu của thai kỳ. Siêu âm trong ba tháng đầu là vẫn chưa chuẩn vì còn quá sớm để nhìn rõ các bộ phận của thai nhi.
Siêu âm được thực hiện sớm với mục đích:
- Ước tính được tuổi thai
- Giúp bạn sàng lọc các rối loạn di truyền nhất định
- Biết được số lượng của bào thai
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi như thế nào
- Kiểm tra thai ngoài tử cung
Siêu âm với các vấn đề sức khỏe
Siêu âm cũng cho thấy hình ảnh của các cơ quan vùng chậu để có thể tìm hoặc chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe. Một số siêu âm có thể được sử dụng nhằm:
- Đánh giá một khối u trong khung xương chậu (như u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung)
- Tìm kiếm các nguyên nhân gây ra đau vùng chậu
- Tìm nguyên nhân gây ra chảy máu tử cung bất thường hoặc các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt
- Xác định vị trí dụng cụ tử cung (DCTC)
- Chẩn đoán nguyên nhân gây ra vô sinh
- Theo dõi điều trị bệnh vô sinh
Ngoài ra, siêu âm có thể được sử dụng để đánh giá kết quả chụp nhũ ảnh (mammography) nhằm tìm ra những dấu hiệu nghi ngờ, hỗ trợ thêm các thủ tục sinh thiết vú và đánh giá các khối u vú.