Tiêm Vắc-xin COVID-19 Cho Người Có Tiền Sử Dị Ứng

Sự phát triển của y học ngày càng mạnh đã cho phép nhân loại tiếp cận nhanh với những liệu pháp điều trị tiên tiến cho rất nhiều căn bệnh.

 Tuy nhiên, đối với bệnh truyền nhiễm như Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng gọi tên là Coronavirus-2 (SARS-CoV-2) thì việc điều trị gần như là không đủ. Theo như các nhà nghiên cứu trên thế giới cùng công ty vắc-xin như Moderna, Novavax, Pfizer, AstraZeneca, Johnson and Johnson… đã cùng vào cuộc đua và vắc-xin Covid-19 chính thức đã đưa vào sử dụng trên con người bắt đầu từ tháng 12/2020. Ở thời điểm hiện nay thì đã có 67 loại vắc-xin đang trong các thử nghiệm lâm sàng trên người, có 20 loại đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Trên thế giới có ít nhất 89 vắc-xin tiền lâm sàng đang thử nghiệm tích cực trên động vật.

Mặc dù tỷ lệ dị ứng với vắc-xin nói chung và vắc-xin COVID-19 nói riêng là rất thấp, nhưng vẫn có đại bộ phận con người lo lắng liệu mình có bị dị ứng với vắc-xin không? Làm thế nào để bạn có thể nhận biết nguy cơ?… Đây chính là nỗi niềmbăn khoăn của nhiều người, nhất là những người có cơ địa dị ứng. Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây!

Tiêm Vắc-xin COVID-19 Cho Người Có Tiền Sử Dị Ứng

Nếu như bạn là người có tiền sử dị ứng như:

  • Tiền sử có phản ứng dị ứng với một số loại thức ăn, nọc côn trùng hoặc với các thuốc đã được xác định (không phải là tá dược trong thuốc);
  • Dị ứng với các dị nguyên hô hấp như các loài bọ nhà, phấn hoa;
  • Tiền sử trong gia đình có bệnh lý dị ứng;
  • Phản ứng tại chỗ (không phải phản ứng toàn thân) với những loại vắc-xin trước đó;
  • Quá mẫn với các thuốc giảm đau chống viêm NSAID như là aspirin, ibuprofen;
  • Sử dụng các liệu pháp miễn dịch với dị nguyên;
  • Những bệnh nhân bị hen phế quản ổn định.

Tiêm Vắc-xin COVID-19 Cho Người Có Tiền Sử Dị Ứng

Bạn vẫn có chỉ định tiêm vắc-xin COVID-19 thường quy và tất nhiên là nên tiêm ở bệnh viện, nơi có đầy đủ khả năng cấp cứu phản vệ, lưu viện khoảng 15-30 phút để theo dõi xem tình trạng của bạn như thế nào theo khuyến cáo.

Nếu bạn  thuộc 4 đối tượng dưới đây, theo như khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam để có thể hạn chế nguy cơ, bạn hãy trì hoãn tiêm vắc-xin COVID-19 và cần nên khám với các bác sĩ chuyên khoa dị ứng để có tư vấn, chỉ định phù hợp và an toàn.

  • Bạn từng có tiền sử dị ứng xảy ra trong vòng 4h với nhiều loại thuốc hoặc nhiều nhóm thuốc nhất định;
  • Đã từng bị dị ứng với vắc-xin COVID-19 tiêm mũi 1 hiện nay có chỉ định tiêm mũi 2;
  • Từng có phản ứng với vắc-xin hoặc với các thành phần của vaccine khác, trong đó có PEG-2000 hoặc Polysorbate 80;
  • Từng có phản vệ độ 2 với bất kì nguyên nhân nào khác.

Một lưu ý quan trọng chính là phản ứng dị ứng nặng, thậm chí bị sốc phản vệ cũng xảy ra ở những bệnh nhân không có tiền sử dị ứng nào khác. Do vậy, khi bạn tiêm vắc-xin cần nên được thực hiện tại nơi có khả năng cấp cứu phản vệ. Người tiêm vắc-xin cũng cần được lưu lại tại cơ sở y tế để theo dõi ít nhất 30 phút để dự phòng các phản ứng tức thì nặng có thể xảy ra.

Tóm lại, khi bạn đi tiêm vắc-xin COVID-19, bạn nên cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cho các nhân viên y tế khi được hỏi 4 câu dưới đây:

  • Bạn có tiền sử phản ứng dị ứng nặng với các loại thuốc tiêm nào không (tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da)?
  • Bạn có tiền sử bị dị ứng nặng với vắc-xin trước đây không?
  • Bạn có tiền sử dị ứng với tác nhân nào không (dị ứng với thức ăn, nọc độc hoặc cao su…)
  • Bạn có tiền căn dị ứng ngay lập tức (ít hơn 4 giờ) hoặc phản ứng dị ứng nặng trong đó có cả tiêm thuốc hoặc tiêm vắc-xin?

Tiêm Vắc-xin COVID-19 Cho Người Có Tiền Sử Dị Ứng

Nhân viên y tế lúc này sẽ căn cứ vào câu trả lời của bạn để đánh giá cụ thể và đưa ra hướng dẫn việc bạn cần nên làm tiếp theo là có thể tiêm được ngay hay cần khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng rồi mới tiến hành tiêm.

Để được tư vấn trực tiếp hơn, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến với các bác sĩ tại phòng khám Tâm Bình An.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *