Hàng năm trên thế giới đã có khoảng hơn 1 triệu người bệnh tử vong do biến chứng của viêm gan virus B mãn tính, chúng ta vẫn thường gọi đó là xơ gan, ung thư gan. Xơ gan là một bệnh lý không thể phục hồi, còn ung thư gan lại có tỉ lệ tử vong cao 50% – 70% trong 5 năm. Hãy cùng PKĐK Tâm Bình An tham khảo bài viết về biến chứng và cách phòng chống viêm gan siêu vi B.
Biến chứng viêm gan siêu vi B
Virus HBV là một loại virus có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh suốt đời. Người bị nhiễm siêu vi viêm gan B mãn tính vẫn có thể sống lâu và rất khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ diễn tiến các biến chứng nặng của bệnh nếu như người bệnh chủ động trong việc bảo vệ chức năng gan thông qua việc kiểm soát tế bào Kupffer hạn chế phóng ra các chất gây viêm làm hoại tử các tế bào gan
Nhưng hiện nay có khoảng 10 – 20% người bị viêm gan B mãn tính diễn tiến nặng thành xơ gan và ung thư gan nếu như họ không được cải thiện sớm, cũng như không chủ động chăm sóc, bảo vệ chức năng gan.
Nguyên nhân là do trong các chất gây viêm do tế bào Kupffer sản sinh ra có TGF-β, yếu tố này sẽ kích hoạt tế bào hình sao sản sinh mô sợi. Các chất xơ tạo ra ngày càng nhiều và gây tổn thương, thậm chí là làm chết tế bào gan. Chúng còn làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của gan, hình thành các mô sẹo, các nốt gan cũng trở nên bất thường, làm cho gan bị chai cứng dần, không có khả năng phục hồi. Xơ gan còn được xem là yếu tố gây ung thư gan.
Điều này cũng lý giải vì sao HBV chính là nguyên nhân chính gây ra viêm gan B nhưng đồng thời cũng là “thủ phạm” giấu mặt của 5-10% bệnh hoại gan mãn tính (xơ gan, suy gan) và chiếm 10-15% ung thư gan.
Phương pháp cải thiện viêm gan siêu vi B
Ngày nay, với tiến bộ ngày càng cao của y học, bệnh viêm gan siêu vi B đã và đang được cải thiện rất tốt. Không phải trường hợp viêm gan B nào cũng đều phải cần dùng đến thuốc để cải thiện, tùy vào từng trường hợp và cơ địa của mỗi bệnh nhân, chuyên gia cho những phác đồ cải thiện riêng.
Giai đoạn cấp tính (diễn tiến bệnh < 6 tháng) :
- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong suốt thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.
- Hạn chế ăn nhiều chất béo, kiêng rượu bia, tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan.
- Xem xét và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu cần thiết.
- Có thể sử dụng thêm các thuốc bổ trợ gan.
- Riêng đối với tình trạng viêm gan tối cấp: Cần phải cải thiện hồi sức nội khoa tích cực. Có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc kháng vi rút đường uống
Giai đoạn mãn tính (diễn tiến bệnh trên 6 tháng)
Khi bước sang giai đoạn mãn tính của bệnh, tùy vào từng trường hợp, bệnh nhân có thể có chỉ định dùng thuốc từ bác sỹ chuyên khoa. Thuốc dùng cho việc cải thiện viêm gan B mãn tính nhằm mục đích tác động lên hệ thống miễn dịch cơ thể đối với kháng nguyên của HBV trên bề mặt tế bào gan và gây ức chế sự nhân lên của virus, ngăn cản nhiễm virus lên các tế bào gan bình thường.
Để cải thiện đạt được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ phác đồ cải thiện để có thể kiểm soát diễn biến của bệnh nhân, đồng thời phòng ngừa lây nhiễm sang cho người khác. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc cải thiện theo như lời truyền miệng hoặc dùng các bài thuốc dân gian, thuốc Đông Y chưa được kiểm chứng. Nếu như bạn cải thiện tốt, người mắc viêm gan B mãn tính có thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm cho bản thân người bệnh.
Phòng ngừa viêm gan B
Viêm gan siêu vi B là căn bệnh nguy hiểm, dễ dàng lây lan. Để có thể phòng ngừa viêm gan B, trước hết bạn cần tiêm phòng vacxin viêm gan B đầy đủ và sớm nhất.
- Với trẻ sơ sinh có mẹ không bị viêm gan B tốt nhất chính là tiêm vacxin trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Với các trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, ngoài một mũi vacxin ngừa viêm gan B thông thường, các bé cần được tiêm 2 mũi kháng thể (huyết thanh) ngay trong vòng 2 giờ đầu sau sinh để có thể trung hòa kháng nguyên lây truyền từ mẹ qua.
- Với thanh thiếu niên hay người lớn, cần tiến hành xét nghiệm máu trước khi tiêm để xem đã bị nhiễm viêm gan B chưa. Nếu như chưa nhiễm và/hoặc chưa có kháng thể kháng virus viêm gan B thì cần tiêm phòng ngay để bảo vệ cho bản thân mình.
Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ khoảng 2,5- 5% số người sau khi tiêm phòng viêm gan B vẫn bị mắc bệnh như thường. Những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của vaccines như: không tuân thủ theo phác đồ chích ngừa về số lượng mũi chích và thời gian chích, người bị suy giảm miễn dịch, người đang trong giai đoạn “cửa sổ” nhiễm virus, thì hiệu giá kháng thể sau chích ngừa sẽ bị giảm theo thời gian nhưng không biết để chích nhắc lại, hoặc thậm chí là do giảm chất lượng vaccines do quá trình bảo quản không đúng cách hoặc quá hạn sử dụng.
Nhằm phòng tránh việc lây lan bệnh trong cộng đồng thì việc kiểm soát đường lây nhiễm vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong việc phòng bệnh khi chung sống trong gia đình với người nhiễm virus viêm gan siêu vi B . Cụ thể, không nên dùng chung bơm, kim tiêm và các vật dụng cá nhân như là bàn chải răng, dao cạo, đồ cắt móng tay…,tránh tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh khi da hoặc niêm mạc bị trầy xước, tránh luôn những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu và tránh giao hợp khi hành kinh, hay việc sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục. Đồng thời chúng ta cần phải chủ động hơn trong việc bảo vệ gan từ gốc bằng cách kiểm soát tế bào Kupffer, hạn chế sinh ra các chất gây viêm tế bào gan.
Để nhận được tư vấn chính xác và nhanh nhất từ bác sĩ chuyên khoa phòng khám TÂM BÌNH AN, liên hệ ngay hotline hoặc ô chat bên dưới của chúng tôi.