Nội soi phế quản (hay còn có tên gọi là nội soi phế quản bằng ống mềm) là một trong những thủ thuật giúp bác sĩ quan sát đường hô hấp bằng một ống soi mềm (soi phế quản) để có thể chẩn đoán các bệnh lý về phổi. Thủ thuật này cho phép bác sĩ lấy được các mẫu mô, tế bào hoặc dịch của phổi. Bên cạnh đó, nó cũng có thể được sử dụng trong điều trị một số bệnh về phổi. Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây!
Nội Soi Phế Quản Được Thực Hiện Như Thế Nào?
Ống soi phế quản là một ống được thiết kế đặt biệt, thân mềm có gắn camera ở phần đầu. Ống soi sẽ được đưa vào đường hô hấp qua miệng hoặc vào mũi để đi vào khí quản sau đó ống được đưa vào phổi của bệnh nhân. Khi đưa ống soi này qua đường mũi sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn đường hô hấp trên. Nếu như đưa ống soi qua đường miệng, bác sĩ có thể sử dụng ống soi to hơn.
Hầu hết bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong khi thực hiện thủ thuật:
- Răng giả và hàm giả phải được tháo ra
- Bệnh nhân lúc này được tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch giúp thư giãn. Đôi khi bệnh nhân cũng sẽ được gây mê và thiếp ngủ trong quá trình soi
- Bệnh nhân sẽ được đặt vào một tư thế thích hợp theo chỉ đạo của bác sỹ nội soi. Đầu giường sẽ được nâng cao lên giúp cho bệnh nhân có tư thế ngồi. Đầu của bệnh nhân sẽ được đặt ngửa ra phía sau nhiều hơn như đang ngước nhìn trần nhà.
- Bác sĩ tiến hành xịt thuốc tê vào miệng và cổ họng của bệnh nhân giúp giảm cảm giác cũng khá khó chịu, buồn nôn có thể xảy ra khi ống soi được đưa vào. Nếu như nội soi phế quản được thực hiện qua đường mũi, sẽ có một miếng thạch gây tê sẽ được đặt vào một lỗ mũi. Thuốc này có vị khó chịu và bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm thấy cổ họng bị tê.
- Bệnh nhân có thể sẽ bị ho khi ống soi phế quản bắt đầu được đưa vào. Khi thuốc tê bắt đầu có tác dụng bệnh nhân sẽ hết ho và không còn cảm giác ở vùng nội soi khi thuốc tê đã được phun đủ.
Thủ thuật sẽ được bắt đầu khi bệnh nhân bị tê hoàn toàn, ống soi sẽ được đưa vào phổi:
- Thông thường thì trong quá trình thực hiện thủ thuật và một thời gian ngắn sau đó, bệnh nhân cần phải được cung cấp một lượng oxy qua một ống được luồn vào mũi hoặc bằng mặt nạ dưỡng khí. Máy theo dõi nhịp tim có thể được sử dụng trong khi thực hiện thủ thuật.
- Bác sĩ bơm nước muối qua ống soi để rửa phổi và lấy mẫu tế bào phổi, dịch phổi và những chất khác trong các phế nang (air sacs). Phần này của thủ thuật được gọi là rửa phổi.
- Bác sĩ có thể đưa những bàn chải nhỏ, kim nhỏ hoặc kẹp qua ống soi phế quản để lấy ra những mẫu mô rất nhỏ (sinh thiết) từ phổi của bệnh nhân.
- Bác sĩ đặt một ống stent vào đường dẫn khí.
Tại Sao Phải Nội Soi Phế Quản?
Nội soi phế quản nhằm giúp cho bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý về phổi. Bác sĩ có thể kiểm tra được các đường dẫn khí trong phổi hoặc lấy mẫu sinh thiết.
Những lý do phổ biến khi thực hiện nội soi phế quản để chẩn đoán là:
- Bạn nghi có khối u ở phổi, hạch bạch huyết, xẹp phổi hoặc những thay đổi được nhìn thấy trên phim X-quang hoặc qua các khảo sát chẩn đoán hình ảnh khác.
- Nghi ngờ bị mắc bệnh mô kẽ phổi
- Ho ra máu đột ngột
- Có dị vật bên trong đường thở
- Ho kéo dài hơn ba tháng nhưng không biết nguyên nhân tại sao
- Nhiễm trùng phổi và phế quản nhưng lại không thể chẩn đoán bằng các phương pháp khác
- Hít phải một lượng khí độc hoặc hóa chất
- Lấy đi chất dịch hoặc đàm nhớt làm nghẽn đường thở cho bệnh nhân
- Nong đường thở bị nghẽn hoặc bịhẹp
- Dẫn lưu áp xe.
- Điều trị ung thư bằng cách sử dụng một số những kỹ thuật khác
- Rửa đường thở (phương pháp điều trị bằng cách rửa)
Nội Soi Phế Quản Được Chuẩn Bị Như Thế Nào?
Nôi soi phế quản sẽ các bác sỹ phòng khám Tâm Bình An được thực hiện tại khu khám bệnh Ngoại trú và bệnh nhân sẽ được xuất viện trong ngày. Một số bệnh nhân có thể phải ở lại qua đêm tại khu điều trị Nội trú cho ổn định sức khỏe.
Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể quy trình nội soi và bệnh nhân sẽ được yêu cầu ký giấy chấp nhận thủ thuật
Xét nghiệm máu cũng là bước cần phải thực hiện trước khi nội soi
Bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi thực hiện thủ thuật, tuy nhiên có thể uống nước trước đó 2 giờ.
Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân không uống aspirin, ibuprofen hoặc những thuốc làm loãng máu khác trước khi nội soi.
Bệnh nhân sẽ được đặt kim luồn (catheter) vào tĩnh mạch để phòng trường hợp phải truyền thuốc nếu cần.
Bệnh nhân có thể bị buồn ngủ sau khi nội soi, do vậy, bệnh nhân nên có người nhà đi cùng hoặc chuẩn b́ị phương tiện phù hợp đi lại khi xuất viện
Nhiều người muốn được nghỉ ngơi vào ngày hôm sau, bệnh nhân nên sắp xếp công việc, nhờ người trông trẻ hoặc chuẩn bị trước những công cần thiết phải làm.
Kết Quả Nội Soi
Sau khi thực hiện xong các thủ thuật, bác sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân về các kết quả tìm thấy ban đầu. Trường hợp có sinh thiết, lấy mẫu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra, hầu như các kết quả sẽ được thông báo cho bệnh nhân từ 48 đến 72 giờ, tuy nhiên, với một vài trường hợp sẽ còn phải đợi thêm vài ngày để kiểm tra thêm.
Thông thường, bệnh nhân này sẽ có lịch tái khám vài ngày sau thủ thuật, được các bác sĩ phòng khám Tâm Bình An thông báo kết quả cho bệnh nhân.