Nội Soi Phế Quản Trong Chẩn Đoán Ung Thư Phổi

Nội soi phế quản là một thủ thuật đưa ống nội soi qua mũi hoặc miệng vào đường thở để quan sát, sau đó thăm khám cây khí phế quản, rồi trực tiếp lấy bệnh phẩm các loại để chẩn đoán hoặc thực hiện một số thủ thuật để điều trị. Ung thư phổi là một trong những bệnh trạng liên quan tế bào ung thư thường gặp tại VN cũng như trên thế giới. Đây còn là một trong những ung thư gây tử vong hàng đầu hiện nay. Đa số các bệnh nhân được phát hiện trong giai đoạn rất muộn và tiên lượng xấu. Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây!

Nội Soi Phế Quản Trong Chẩn Đoán Ung Thư Phổi

Nội soi phế quản là gì?

Trước khi được bác sĩ chỉ định nội soi phế quản, bạn được tiến hành kiểm tra toàn diện xem thể trạng bệnh nhân có phù hợp để thực hiện nội soi hay không. Người bệnh cũng sẽ có trách nhiệm thông báo với các bác sĩ tình trạng bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết học cũng như các tình trạng sử dụng thuốc trong điều trị, do có một số loại thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ chảy máu trong quá trình nội soi như thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau (aspirin, ibuprofen…).

Bệnh nhân trước khi tiến hành nội soi phế quản sẽ được tiêm một liều thuốc làm giảm ho và thư giãn, có tác dụng gây tê mũi họng, đo chỉ số tim mạch và huyết áp. Trong suốt quá trình nội soi, bệnh nhân sẽ được kết nối với máy chuyên dụng theo dõi tình trạng oxy máu và mạch. Chú ý bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi tiến hành nội soi nhằm tránh tình trạng trào ngược thức ăn vào đường hô hấp.

Sau khi kết thúc nội soi, người bệnh lúc này sẽ tiếp tục được theo dõi thêm 1 thời gian, sau từ 2-3 giờ nếu uống thử nước không bị sặc nữa  thì có thể ăn uống bình thường. Lúc này bệnh nhân có thể ho khạc đờm có máu sau 2-3 ngày kể từ khi tiến hành nội soi và đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường.

Nội soi phế quản được coi là một thủ thuật chẩn đoán tương đối an toàn và hiệu quả, tuy nhiên thủ thuật này vẫn có thể xuất hiện 1 số biến chứng nhẹ sau khi thực hiện như: Choáng do bệnh nhân bị phản ứng cường phế vị, tràn khí màng phổi, ho ra máu, sốt sau khi nội soi….

Nội soi phế quản bằng ống soi mềm thường có rất nhiều lợi ích trong việc chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý về đường hô hấp

Nội soi phế quản là gì?

Nội soi chẩn đoán:

  • Nghi ngờ ung thư phế quản phổi, u trung thất
  • Có Dị vật trong đường thở
  • Viêm phổi khó trị hay bị tái phát
  • Bệnh phế nang và mô kẽ phổi
  • Khó thở mà chưa rõ nguyên nhân
  • Ho ra máu nặng
  • Ho kéo dài trên 2 tuần
  • Xẹp lá phổi
  • Tràn dịch màng phổi chưa tìm được nguyên nhân
  • Bất thường trên hình chụp X quang ngực nhưng chưa chẩn đoán được bằng các phương pháp khác
  • Nghi ngờ bị thủng khí quản hay dò thực quản khí quản
  • Khàn tiếng lâu không khỏi
  • Đánh giá thanh môn trước khi rút caNội soi phế quản là gì?

Nội soi điều trị:

  • Gắp bỏ dị vật đường thở
  • Cầm máu
  • Đốt điện/laser các khối u trong đường thở
  • Đặt stent kim loại khí phế quản
  • Xẹp phổi do tắc đàm hay cục máu đông
  • Cắt hạt hay polyp dây thanh điều trị khàn tiếng.
  • Chống chỉ định Nội soi phế quản:
  • Không có chống chỉ định tuyệt đối nội soi phế quản
  • Chứng rối loạn đông máu
  • Nhồi máu cơ tim trong vòng 2 tuần
  • Rối loạn nhịp thất có rối loạn huyết động
  • Bệnh Suy tim nặng
  • Đau thắt ngực không ổn định

Nội soi phế quản là gì?

Nội soi phế quản trong chẩn đoán sớm ung thư phổi

Tầm soát phế quản để phát hiện sớm ung thư phổi trên người bệnh có nguy cơ cao hiện đang tiếp tục và có thể phát hiện những tổn thương nội phế quản nhỏ.

Trong khi xét nghiệm đàm để tìm tế bào ung thư có độ chính xác thấp do sai sót trong lấy mẫu hay chuẩn bị mẫu, nội soi phế quản là phương tiện hàng đầu hiện nay giúp phát hiện sớm tổn thương phần nội phế quản.

Nội soi phế quản là gì?

Có nhiều kỹ thuật chẩn đoán được sử dụng qua soi phế quản:

Nội soi phế quản ống mềm với ánh sáng trắng hay kể cả với nội soi phế quản với video (video bronchoscopy) có thể nhìn tốt đường thở trung tâm nhưng có độ chính xác thấp

Nội soi phát huỳnh quang (Autofluorescence bronchoscopy-AFB) : thủ thuật này giúp tăng phát hiện tổn thương nội phế quản tiền xâm lấn. Hình ảnh phát huỳnh quang tạo ra do đặc tính phát huỳnh quang và sự hấp thụ khác nhau giữa mô bình thường và mô loạn sản. Tăng thêm giá trị chẩn đoán so với nội soi thường: từ 1,5 đến 2,5 lần.Phát hiện ung thư sớm ở đối tượng nguy cơ: hút thuốc lá, tiếp xúc phóng xạ… Đánh giá được những thay đổi ở các vùng phế quản nhỏ mà khi làm nội soi thường không nhìn thấy được

Nội soi PQ độ phóng đại cao (high-magnification bronchoscopy): kết hợp nội soi PQ và video broncho scope để phóng đại thành phế quản 100 – 110 lần giúp nhìn rõ hệ vi mạch niêm mạc phế quản, hỗ trợ  việc phát hiện loạn sản hay ung thư giai đoạn sớm nếu tập trung nhiều mạch máu. 

Nội soi với hình ảnh băng tần hẹp (Narrow band imaging-NBI): nhìn rõ mạng mạch máu dưới niêm mạc thay vì sử dụng băng tần rộng . Kỹ thuật này sẽ giúp phát hiện sự tăng sinh mạch, mạng lưới mạch máu xoắn vặn bất thường,đốm mạch,mạch máu giãn to hay cắt cụt của quá trình sinh ung thư.

Nội soi cắt lớp – Optical coherence tomography (OCT): cho độ phân giải cao cấu trúc bên dưới bề mặt như siêu âm nhưng sẽ dùng ánh sáng gần với tia hồng ngoại qua kênh thủ thuật thay vì dùng sóng siêu âm. OCT này cho phép thu nhận hình ảnh tế bào và vùng ngoại bào qua việc phân tích sự tán xạ với độ phân giải trong không gian # 3–15m và sâu 2 mm nhằm cung cấp hình ảnh gần như mô học trong thành phế quản. OTC có thể phân biệt loạn sản với dị sản, tăng sản và mô bình thường, carcinoma in situ (CIS) và ung thư xâm lấn. Mức độ nặng hay nhẹ của giai đoạn mô bệnh học theo mức độ tăng dần của độ dày biểu mô. Nhân tế bào lúc này sẽ có màu đậm hơn và ít chấm sáng hơn, màng đáy bị gián đoạn hay mất khi có ung thư xâm lấn. Hệ thống Doppler OCT này còn có thể phát hiện dòng máu rất chậm (<20 m/s) trong những mạch máu nhỏ tới 15 µm.

Kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm tại phòng khám Tâm Bình An được thực hiện trên các phương tiện máy móc hiện đại, không làm cho bệnh nhân khó chịu khi tiến hành nội soi. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có triệu chứng kể trên theo HOTLINE. 

Xem Thêm: Bệnh Tiểu Đường Type 2 Là Gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *