Phác Đồ Điều Trị Covid-19 Theo Bộ Y Tế

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng Covid-19 gây ra các triệu chứng như sốt, ho, viêm phổi cấp, suy hô hấp cấp, thậm chí còn dẫn đến tử vong đến nay vẫn đang gây căng thẳng trên toàn cầu.

Vậy có hay không cách điều trị Covid-19? Biện pháp phòng chống Covid-19 hiện nay là gì? Ngay khi bạn có dấu hiệu Covid nên làm gì?… là những thắc mắc hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây!

Có phương pháp điều trị Covid-19 không?

Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào được khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị coronavirus. Bệnh nhân khi bị nhiễm Covid-19, nhập viện được điều trị bằng nhiều phương pháp, từ thở oxy đơn giản đến các thủ thuật xâm lấn, hiện đại nhất là ECMO. Cách điều trị bệnh Covid-19 hiện tại tuy không trực tiếp có thể chữa khỏi Covid-19 nhưng đó đang là cách tốt nhất góp phần hỗ trợ cho bệnh nhân chống chọi với virus gây đại dịch.

5 nguyên tắc chống dịch

Phác đồ điều trị Covid-19

Bệnh nhân khi được xác định nhiễm Covid-19 phải trải qua hàng loạt xét nghiệm, trong đó quan trọng nhất chính là kiểm tra nồng độ oxy trong máu để xem xét chức năng hoạt động của phổi.

Phác đồ điều trị Covid-19 trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1, tiến hành liệu pháp oxy: Khi bệnh nhân bắt đầu có những triệu chứng khó thở, không được cung cấp đủ lượng oxy cho máu, điều trị bằng oxy là liệu pháp đầu tiên và cơ bản.

Giai đoạn 2, dùng liệu pháp oxy cao áp: Đây cũng là phương pháp điều trị cho bệnh nhân đã nhiễm trùng nghiêm trọng, để các bác sĩ có thể theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Bệnh nhân sẽ được thở oxy nguyên chất hoặc hỗn hợp khí giàu oxy trong buồng cao áp.

Giai đoạn 3, áp dụng thông khí cơ học (thở máy): Ở giai đoạn tiến triển này, khi việc thông khí tự nhiên không còn tác dụng, người bệnh sẽ được tiến hành hỗ trợ thủ thuật xâm lấn gây mê, thở máy để duy trì sự sống.

Giai đoạn 4, phương pháp ECMO: Đây là lựa chọn cuối cùng, khi các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang ở trong tình trạng nguy kịch, phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và không còn đủ sức để thực hiện quá trình trao đổi khí thông thường.

ECMO là một phương pháp hồi sức cấp cứu tiên tiến nhất hiện nay, hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài cơ thể, duy trì chức năng sống. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã ban hành nhiều hướng dẫn sử dụng liệu pháp ECMO nhằm hỗ trợ điều trị coronavirus cho người bệnh.

Kháng thể đơn có hỗ trợ điều trị Covid-19 được không?

Các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới hiện đang nỗ lực nghiên cứu loại kháng thể đơn dòng có thể đem lại cách điều trị Covid-19 một cách hiệu quả. Khi virus Sars-Cov-2 xâm nhập vào cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ có phản ứng ban đầu và tiết ra một số tế bào nhất định sẽ tấn công “kẻ xâm nhập” gọi là kháng thể nhận diện và ức chế virus. Kháng thể đơn dòng còn được phát triển và chế tạo tại các phòng thí nghiệm được cho là bản sao của các tế bào tự nhiên trên thế giới, có thể được tách ra và áp dụng sản xuất với số lượng lớn để điều trị cho các bệnh nhân. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ đang trong quá trình nghiên cứu. Theo như kết quả thu được, việc điều trị Covid-19 chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ ức chế sự phát triển của virus Sars-Cov-2.

Huyết tương có thể điều trị Covid không?

Việc các nhà khoa học sử dụng huyết tương của người đã khỏi bệnh để điều trị Covid-19 vẫn đang được xem xét, đươc đánh giá như một liệu pháp mới nhằm tăng thêm công cụ điều trị, nhất là với những đối tượng tiến triển bệnh trung bình, nặng và tương đối nghiêm trọng. Người bệnh cũng sẽ được cung cấp kháng thể để tiêu diệt virus Sars-Cov-2 khi tiếp nhận kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục tốt hơn. Hiện nay, việc tiến hành lấy huyết tương chỉ giao thực hiện ở các trung tâm lớn có các chuyên gia hàng đầu, đủ điều kiện cơ sở vật chất y tế.

Kháng sinh có giúp hỗ trợ điều trị Covid không?

Viêm đường hô hấp cấp là virus gây ra, do đó, kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Một số người bị nhiễm Covid-19 tiến triển nặng có thể nhiễm trùng vi khuẩn, trong trường hợp này thì các kháng sinh có thể được khuyến nghị.

Hiện nay vẫn không có thuốc điều trị Covid-19 được cấp phép. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra khuyến cáo, người nhiễm Covid-19 cần tuân thủ phác đồ điều trị cụ thể, không tự ý mua kháng sinh để điều trị.

Vitamin D chữa được Covid không?

Vitamin D là 1 nhóm vitamin giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp nói chung, tuy nhiên còn nói rõ hơn thì vitamin D không có khả năng điều trị Covid-19. Cho đến thời điểm hiện tại, Thế Giới vẫn chưa điều chế được thuốc điều trị Covid-19, điều trị cũng chỉ dừng lại ở việc ức chế virus phát triển đồng thời phòng dịch bằng các biện pháp như là giãn cách xã hội, thực hành vệ sinh đúng cách như giữ tay sạch sẽ, luôn đeo khẩu trang đúng cách…

Có những loại thuốc nào có thể hỗ trợ điều trị Covid-19 hiện nay?
Trong các nỗ lực đối phó với dịch Covid-19 trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế Giới WHO đã chọn ra một số quốc gia để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc tiềm năng điều trị Covid-19. Tuy nhiên, tính đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào được chứng minh có hiệu quả. Cho đến nay, ngoài việc tiến hành điều trị triệu chứng do Covid-19, cả thế giới vẫn đang trông chờ vào những loại vắc xin được cấp phép sử dụng có thể phòng ngừa đại dịch này. Đến nay, đã có hơn 100 loại vắc xin của hơn 40 quốc gia đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm với hy vọng tìm ra được vácxin tốt nhất.

Điều trị và chăm sóc lâm sàng

Nguyên tắc điều trị đối với người bệnh nhiễm Covid-19 là ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám điều trị ở khu riêng tại bệnh viện, được tiến hành lấy bệnh phẩm đúng cách, làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh; ca bệnh còn được xác định cần phải nhập viện theo dõi và cách ly.

Điều trị theo từng triệu chứng

Với môi trường điều trị:

Cần luôn giữ cho phòng thông thoáng, mở cửa sổ.
Có thể sử dụng thêm hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng.

Đối với bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm:

Luôn phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh mũi họng thường xuyên, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên, súc họng và miệng bằng các dung dịch vệ sinh thông thường.
Uống đủ nước cho cơ thể, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

Cách điều trị Covid-19:

Thận trọng nhất trong quá trình truyền dịch.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nâng cao thể trạng bệnh nhân.
Bệnh nhân bị sốt cao, hạ sốt bằng paracetamol theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Giảm ho bằng các loại thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.
Có thể sử dụng thêm các biện pháp điều trị khác như thuốc kháng sinh, dùng thêm thuốc kháng virus, corticosteroids toàn thân, lọc máu ngoài cơ thể, Immunoglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG), phục hồi chức năng hô hấp…

Thời gian điều trị Covid trong bao lâu?

Đối với người trưởng thành, người khỏe mạnh, ngườikhông có tiền sử bệnh mãn tính nếu mắc Covid-19 ở thể nhẹ vẫn phải mất vài tuần để phục hồi sức khỏe.

Theo như báo cáo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), 1% bệnh nhân được báo cáo ở độ tuổi dưới 35 vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau 21 ngày kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Mặt khác, hơn 35% bệnh nhân cho biết họ chưa thể phục hồi sức khỏe từ 2-3 tuần, có các triệu chứng như ho, mệt mỏi và khó thở có thể kéo dài vài tuần sau khi nhiễm virus.

Quá trình phục hồi sau khi nhiễm Covid-19 có thể rất lâu, ngay cả khi với người lớn khỏe mạnh không bệnh nền. Đây cũng là hồi chuông, cảnh báo cộng đồng cần nâng cao cảnh giác với Covid-19, nhất là những người cho rằng Covid-19 là một bệnh lý không hề nghiêm trọng.

Nếu có những dấu hiệu của nhiễm bệnh hãy liên hệ với đường dây nóng của BỘ Y TẾ, hoặc các cơ sở khám bệnh gần nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *