Tìm Hiểu Về Bệnh Mềm Sụn Thanh Quản

Bệnh lý mềm sụn thanh quản thường hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0,01% các bệnh lý tai mũi họng nói chung. Dấu hiệu bạn có thể dễ nhận thấy nhất đó chính là những tiếng thở khò khè của trẻ ngay ở những tuần tuổi đầu đời. Cùng PKĐK Tâm Bình An tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây!

Bệnh mềm sụn thanh quản

Mềm sụn thanh quản là một hiện trạng bất thường bẩm sinh của sụn thanh quản dùng để mô tả trường hợp mô nâng đỡ các cấu trúc giải phẫu phía trên thanh quản gồm nắp thanh quản và sụn phễu chưa phát triển kịp, sẽ khiến cho các cấu trúc này sa vào đường thở của trẻ tạo nên tiếng thở khò khè khi ngủ của trẻ.

Mềm sụn thanh quản là một dạng bệnh lý bẩm sinh khiếm khuyết hay gặp ở phần thanh môn, thanh quản, bệnh này chiếm đến 60% những bất thường của bẩm sinh thanh quản. Bệnh này còn gây nên hiện tượng thở rít lâm sàng, trẻ nam sẽ có nguy cơ cao gấp 2 lần trẻ nữ. Hiện tượng mềm sụn thanh quản chủ yếu diễn ra ở phần nắp sụn thanh quản và sụn phễu thanh quản, cũng có thể tại cả hai phần cấu trúc đó. Bệnh mềm sụn thanh quản này cũng rất hiếm gặp, chỉ chiếm 0,01% các bệnh lý tai mũi họng nói chung.

Bệnh mềm sụn thanh quản

Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản ở trẻ

Tình trạng thanh quản của trẻ bị mềm sụn xảy ra khi vùng thượng thanh môn bị hẹp lại mỗi khi hít hơi vào. Nguyên nhân cụ thể hiện tại vẫn chưa được các chuyên gia tìm ra một cách rõ ràng, có thể từ nhiều cơ chế khác nhau:

Do bất thường cấu trúc cơ thể học

Do nắp phễu thanh âm ngắn và nắp thanh âm hình omega làm cho vùng thượng thanh môn bị hẹp lại.

Mềm sụn thanh quản

Tình trạng thanh quản bị mềm sụn thì sẽ xảy ra khi vùng thượng thanh môn bị hẹp lại mỗi khi hít hơi vào

Vì độ chênh lệch giữa phần kích thước phổi và kích thước ống dẫn khí hô hấp trên nên gặp tình trạng co rút hay làm phồng hõm các cơ của vùng ngực, vùng cổ, rõ thấy nhất là khi trẻ thở ra hít vào, hoạt động này khá nhẹ nhàng nhưng diễn ra đều đều, liên tục, tạo tiếng thở rít.

Mềm sụn thanh quản

Đường dẫn truyền thần kinh chưa hoàn chỉnh

Các đường dẫn truyền thần kinh chưa phát triển hoàn thiện, do đó sự phối hợp giữa thần kinh và các cơ cũng chưa hoàn chỉnh khiến cho trương lực đường dẫn khí khu vực này thấp hơn so với mức cần thiết vì vậy nó dễ bị phồng xẹp và chưa ổn định.

Triệu chứng mềm sụn thanh quản

Trẻ thở khò khè lâu ngày

+ Trẻ em đã bắt đầu khò khè từng nhịp thở ngay sau thời điểm chào đời. Mỗi cơn thở đều khò khè và ngắt quãng những lúc hít vào, đôi khi các bậc làm cha mẹ lầm tưởng trẻ bị hút nước ối trong mũi không sạch sau sinh, gây viêm mũi và dẫn tới ngạt mũi, tắc mũi. Thế nhưng, nếu như khám tai mũi họng lại không hề thấy bát kỳ tổn thương nào, cũng như không thấy có dịch tiết.

+ Các bạn cũng có thể nghe thấy những tiếng thở khò khè mang âm cao, tăng nặng khi trẻ ở tư thế nằm ngửa, khi trẻ khóc quấy, trẻ bị kèm viêm đường hô hấp. Nặng hơn là trẻ gặp tình trạng chậm tăng cân, khó bú mẹ, bị ngừng thở đột ngột vài giây, lồng ngực và cổ co kéo khi hít hơi vào, da tái. Những triệu chứng cấp này thường kéo dài trong 8 tháng tuổi đầu đời, sau sẽ tự hết dần.

+ Cơn khò khè sẽ bị ngắt quãng mỗi khi trẻ hít vào. Tiếng thở rít lúc đầu dễ lầm tưởng là trẻ em bị nghẹt mũi, thế nhưng nó kéo dài và không có chất nhầy trong mũi của trẻ. Âm sắc của tiếng thở khò khè lúc này của trẻ có thể cao giống như tiếng thở rít.

+ Khò khè tăng khi bạn đặt trẻ nằm ngửa, lúc trẻ bứt rứt quấy khóc, hoặc khi trẻ có bệnh viêm đường hô hấp trên kèm theo. Nhiều trường hợp khò khè trong và sau khi trẻ bú (khi bạn đặt trẻ nằm ngửa, dưới tác dụng của trọng lực sẽ làm nắp thanh môn sa vào đường thở nhiều hơn và làm cho hơi thở khò khè nhiều hơn.)

+ Trừ những lúc có viêm thanh quản kết hợp, trẻ vẫn vui chơi và bú sữa như bình thường.

sụn thanh quản

Trào ngược dạ dày thực quản

Có đến hơn 80% trẻ khi bị mềm sụn thanh quản có kèm trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân chính là do nghẽn tắc tại một phần của thanh môn khi trẻ gắng sức hít vào sẽ làm tăng áp lực âm tại lồng ngực quá mức khiến cho lượng thức ăn trong dạ dày ở khoang bụng trẻ dễ bị trào ngược lên tới thực quản (phần đường tiêu hóa nằm trong lồng ngực). Và ngược lại, trẻ bị trào ngược dạ dày và thực quản nặng sẽ có các thay đổi về mặt cấu trúc bệnh học tương tự như mềm sụn của thanh quản, đặc biệt là bị sưng và phình sụn phễu.

Các triệu chứng khác có thể kèm theo như:

+ Trẻ chậm lên cân

+ Bú sữa khó 

+ Trớ sữa

+ Sặc sữa

+ Ngưng thở

+ Co kéo lồng ngực khi trẻ cố hít vào mạnh

+ Trẻ bị tím tái

+ Ợ chua trong dạ dày

Các triệu chứng của bệnh sẽ tăng nặng trong vòng vài tháng đầu, thường là từ 4-8 tháng tuổi. Đa số những trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ hết các triệu chứng khi được 12-18 tháng.

Để có thể thăm khám tại phòng khám Tâm Bình An, các phụ huynh hay liên hệ ngay hotline nếu con em mình đang mắc triệu chứng như trên và được tư vấn nhanh nhất.

Xem Thêm: Nguyên Tắc Phòng Chống Dịch Covid

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *